Hướng dẫn cách chống thấm nhà vệ sinh cũ hiệu quả

Các công trình xây dựng sau một thời gian đi vào sử dụng thường sẽ bị xuống cấp đặc biệt là khu nhà vệ sinh nếu không được xử lý chống thấm ngay từ ban đầu sẽ dẫn đến các hiện thượng thấm dột, ẩm mốc, thấm nước làm mất đi thẩm mỹ của ngôi nhà. Nguyên nhân chủ yếu là do: Sàn vệ sinh là nơi thường xuyên tiếp xúc với nước, nước thẩm thấu qua các mạch gạch lát nền tích tụ lại đọng dưới sàn bê tông nhà vệ sinh; Rất dễ bị nứt bê tông sàn, do kết cấu bị lún, đan thép thưa không đúng tiêu chuẩn, chất lượng bê tông kém; Có 4 vị trí gây thấm nhà vệ sinh: Hộp kỹ thuật, cổ ống thoát nước sàn, vị trí chân tường và sàn thấm do nứt

Bài viết có thể bạn quan tâm

Chống thấm cho sàn vệ sinh chung cư tốt nhất 

Việc sửa chữa chống thấm lại nhà vệ sinh cũ bị thấm là rất phức tạp và tốn kém. Rất nhiều nhà thường phải sửa chữa lại là do bị thấm nhà vệ sinh, dẫn tới thấm tường, ẩm mốc nhà. Chưa nói tới yếu tố chi phí thì việc sửa chữa chống thấm lại nhà vệ sinh gây ra rất nhiều phiền toái cho sinh hoạt gia đình

Chính vì thế ngay từ ban đầu khi thi công chúng ta nên lựa chọn phương pháp chống thấm phù hợp và đội thợ chống thấm uy tín. Sau đây chống thấm Facom xin giới thiệu tới quý khách phương pháp chống thấm nhà vệ sinh cũ bằng phụ gia chống thấm Facom, đây là phương pháp được công ty cổ phần chống thấm Facom nghiên cứu và sản xuất áp dụng theo quy trình công nghệ của Mỹ, đạt độ bền chống thấm lên tới 50 năm.



Các bước xử lý chống thấm nhà vệ sinh cũ

Bước 1: Rửa sạch, làm sạch sàn vệ sinh, khu vực cần chống thấm và làm khô để ngăn chặn không cho bất kỳ hạt nước, hóa chất nào khác bên ngoài có thể gây ô nhiễm, ảnh hưởng tới phụ gia chống thấm của chúng tôi.

Bước 2: Sau khi phối trộn với xi măng hoặc bê tông theo công thức chỉ dẫn, bạn tiến hành thi công chống thấm đúng theo * Hướng dẫn thi công* của chúng tôi. Tại khu vực tiến hành giải pháp chống thấm Facom, cần chờ 24h giờ và để cho chất chống thấm thấm qua bê mặt sàn và thấm vào gốc rễ của các vết nứt, bám chắc vào bên trong sàn bê tông.

Bước 3: Đặt biển báo bảo vệ khu vực đang được chống thấm trong 24h để đảm bảo công trình chống thấm không bị xâm phạm.

Bước 4:  Không sử dụng các thiết bị vệ sinh hay xả nước trong khu vực chống thấm, chuyên gia của chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn trước khi có thể bắt đầu khai thác sử dụng nhà vệ sinh của bạn.

Dịch vụ thi công chống thấm nhà vệ sinh cũ Facom

Chống thấm sàn nhà vệ sinh của Facom là sản phẩm chống thấm có tính kháng nước cao, công nghệ của Mỹ. Qua những nghiên cứu của chúng tôi nếu áp dụng đúng quy chuẩn kỹ thuật thi công độ bền chống thấm cho công trình là trên 50 năm.




Đặc biệt thích hợp với các hạng mục bề mặt bê tông, nền, tường xi măng: chống thấm sàn vệ sinh (WC), chống thấm tường nhà , chống thấm trần nhà hoặc sàn tầng hầm, chống thấm mái nhà, chống thấm ban công, chống thấm sân thượng, ống xuyên sàn, cho cầu, cầu vượt… Trước khi lát gạch hay các hoàn thiện bề mặt khác.

Công dụng:  Ngăn ngừa sự rạn nứt, thấm nước của xi măng, bê tông đồng thời làm tăng mác bê tông. Giúp tăng khả năng bám dính trên nhiều loại mặt phẳng khác nhau. Chịu được dịch chuyển trung bình của khe nứt nhỏ (đến 300%).

Hướng dẫn sử dụng sản phẩm chống thấm nhà vệ sinh Facom

–Lắc thật kỹ, trộn đều 2 thành phần chống thấm sàn wc & bột trộn sẵn trong 5 phút bằng máy khuấy tay (600v/p) theo tỉ lệ sau:
 01kg Chống thấm sàn WC +  2.6kg bột trộn sẵn vừa đủ dẻo sệt
Và ta gọi là: vữa chống thấm
– Tạo nhám thật kỹ và vệ sinh bề mặt.
– Phun nước tạo ẩm nhiều lần lên bê tông để bảo đảm trước khi thi công bề mặt phải đạt độ ẩm tốt.
Đối với ống xuyên sàn:
– Dùng bay trét hỗn hợp trên lên bề mặt xi măng và ống xuyên sàn, dùng bay miết thật chặt đắp quanh ống xuyên sàn. Tô phủ lớp vữa chống thấm lên bề mặt bê tông 2 lớp và mỗi lớp dày khoảng 2mm, lớp thứ 2 thi công ngay khi lớp thứ 1 khô, chờ khi lớp vữa chống thấm vừa ráo mặt, phủ nhẹ nhàng lớp vữa xi măng + cát (ta gọi là vữa bảo vệ) dày khoảng 10mm lên trên
Đối với vách bê tông:
– Tô phủ lớp vữa chống thấm lên bề mặt bê tông 2 lớp và mỗi lớp dày khoảng 2mm, lớp thứ 2 thi công ngay khi lớp thứ 1 khô, chờ khi lớp vữa chống thấm vừa ráo mặt, phủ nhẹ nhàng lớp vữa xi măng + cát (ta gọi là vữa bảo vệ) dày khoảng 10mm lên trên.
Đối với sàn bê tông:
– Tô phủ lớp vữa chống thấm lên bề mặt bê tông 2 lớp và mỗi lớp dày khoảng 2mm, lớp thứ 2 thi công ngay khi lớp thứ 1 khô, ngay sau đó phủ nhẹ nhàng lớp vữa bảo vệ thật nhão dày khoảng 10mm lên trên.
– Thi công giật lùi để tránh giẫm đạp lên bề mặt còn ướt.
Chú ý : Đối với các hạng mục trong nhà, có thể phủ lớp vữa bảo vệ (nhão) dày khoảng từ 03mm đến 10mm tùy theo
yêu cầu.
– Sau khoảng 12 giờ cần bảo dưỡng bằng nước.
– Nên cán vữa tạo dốc (vữa hoàn thiện) trong vòng từ 1 đến 5 ngày sau đó

Quý khách cần tư vấn hỗ trợ giải pháp chống thấm nhà vệ sinh cũ hoặc cần xử lý chống thấm các hạng mục công trình sàn, tường, mái … liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ sau:

Công ty cổ phần chống thấm Facom
Trụ sở Hà Nội: Tầng 4B,Tòa T6–08, Số 643A Phạm Văn Đồng, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm
Trụ sở TP HCM : P301 Số 93 Cộng Hòa — Phường 4 — Quận Tân Bình
Hotline: 093 644 0396
Email: huynguyen@edxgroup.vn
website: http://chongthamfacom.com
Nguồn: http://chongthamfacom.com/chong-tham-nha-ve-sinh-cu/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chống thấm nhà vệ sinh tại Hà Nội

Kỹ thuật chống thấm tường nhà hiệu quả triệt để 100%

Xử lý chống thấm trần nhà hiệu quả